Polyp mũi là một trong những bệnh lý xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ với những triệu chứng điển hình như hay quấy khóc, chán ăn và thường xuyên chảy nước mũi…Bệnh nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy cách điều trị cũng như phòng tránh polyp mũi trẻ em như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây:
Mục lục:
Thế nào là polyp mũi ở trẻ em?
Khái niệm về polyp mũi ở trẻ có lẽ còn khá xa lạ với nhiều người. Có thể hiểu đơn giản đó là một khối u nhỏ không gây đau đớn xuất hiện ở trong khoang mũi của trẻ em. Khi trẻ em bị mắc dấu hiệu này sẽ có những cơn ho, sụt sịt mũi và viêm phế quản.
Trẻ em từ khi sinh ra cho đến khi 3 tuổi có sức đề kháng yếu hơn so với người lớn. Trong những tháng đầu đời sau khi sinh, nếu như bạn không để ý mà em bé bị chứng polyp sẽ không thể biết được.
Các nhà khoa học đã chỉ ra, trẻ em khi sinh ra thì trong ngày đầu tiên, một giờ đầu sau sinh là nguy hiểm nhất, trong một tháng đầu tiên thì tuần đầu tiên là tuần nguy hiểm nhất, trong một năm đầu tiên thì tháng đầu tiên là tháng nguy hiểm nhất. Nguy hiểm ở đây tức là trẻ dễ bị mắc các căn bệnh do sức đề kháng chưa cao.
Chẳng vì thế mà sữa mẹ là nguồn thức ăn chủ yếu và quan trọng nhất đối với trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu đời. Trong sữa của người mẹ, bản thân nó đã có một sức đề kháng cực kỳ mạnh mẽ. Khi một em bé tiếp nhận sữa mẹ, thì sức đề kháng đó sẽ có chức năng chống lại những vi khuẩn gây hại cho em bé của bạn.
Rõ ràng, chăm một em bé thật khó và còn khó khăn hơn nếu như em bé chẳng may bị polyp mũi. Nhưng các bố các mẹ hãy yên tâm. Mọi việc đều có hướng xử lý. Chỉ cần bạn biết cách chăm sóc em bé đúng cách, thì mọi chuyện sẽ êm xuôi ngay.
Triệu chứng nhận biết polyp mũi ở trẻ nhỏ
Những triệu chứng Polyp mũi ở trẻ cũng na ná và giống với những bệnh lý hô hấp như viêm mũi, sổ mũi những triệu chứng thông thường mà không chắc chắn được chính xác mức độ bệnh tình đang mắc phải. Một số dấu hiệu thường gặp ở trẻ khi mắc bệnh polyp này là:
- Nhìn thấy khối u nổi bên trong mũi của trẻ khi được nội soi mũi
- Tắc mũi, nghẹt đường khí do khối u chèn ép. Biểu hiện bằng việc trẻ thường xuyên than nhức đầu khó chịu và ngáy ngủ, thở bằng miệng.
- Khứu giác của trẻ trở nên kém hơn so với bình thường.
- Thường xuyên chảy nước mũi, đôi khi nước mũi có màu xanh hoặc vàng đậm, ngửi có mùi hôi
Khi thấy trẻ có những biểu hiện lạ và chảy nước mũi thường xuyên, có thể bé đang bị polyp mũi. Lúc này, phụ huynh cần nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị dứt điểm.
Cách điều trị polyp mũi ở trẻ em
Bạn có biết rằng, để điều trị polyp mũi ở trẻ nhỏ cũng không quá khó khăn. Chỉ cần bạn thực hiện theo những bước như sau:
Nếu em bé của bạn xuất hiện những dấu hiệu bị polyp mũi như trên chúng tôi đã đề cập, việc đầu tiên bạn cần phải làm đó là đi khám bác sĩ chuyên khoa.
Bạn đừng tin bất kể thầy bói hay ông lang băm nào. Nhiều ông bố bà mẹ sùng tín ngưỡng quá lại thành mê tín. Đâm ra, sẽ ngay lập tức đong gạo cầm nén hương đến cầu khấn các thầy bói, thầy lang dạo. Việc này cần phải dẹp ngay lập tức bởi con của bạn bị ốm thì bác sĩ sẽ là người đoán bệnh.
Sử dụng thuốc điều trị theo đơn của bác sĩ. Không tự ý mua kháng sinh để uống. Nhất là đối với trẻ nhỏ, thuốc kháng sinh bản thân nó không có gây hại. Nhưng nếu bạn không sử dụng đúng cách, chắc chắn sẽ khiến cho cơ thể trẻ nhỏ có nguy cơ bị kháng thuốc.
Có chế độ sinh hoạt phù hợp. Thường xuyên rửa tay sạch sẽ, tránh những nơi có môi trường ẩm thấp, gây hại cho trẻ nhỏ.
Sống ở những nơi có môi trường bị ô nhiễm, trẻ nhỏ càng có nguy cơ bị mắc polyp mũi ở trẻ em. Vậy nên, bạn cần chú ý vệ sinh tai mũi họng cho bé cẩn thận.
Mắc polyp mũi ở trẻ có nguy hiểm đến tính mạng không?
Có nhiều phụ huynh hoang mang đặt ra câu hỏi: mắc polyp mũi ở trẻ em có nguy hiểm đến tính mạng không?
Câu trả lời là không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu như không được phát hiện kịp thời và xử lý đúng cách, các bé sẽ có nguy cơ bị xoang, viêm mũi nặng nề. Ảnh hưởng đến quá trình hô hấp ở trẻ.
=>>>Tìm hiểu thêm: Bị polyp mũi có nguy hiểm không?
Phòng tránh Polyp mũi ở trẻ như thế nào
Để biết cách phòng tránh bị polyp mũi ở trẻ em bạn cần nắm được những điều cơ bản dưới đây.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho bé. Khi đi khám định kỳ, cái bạn quan tâm không chỉ là cân nặng và chiều cao. Mà còn phải quan tâm đến các chỉ số vòng đầu, cấu trúc nào, tai mũi họng của bé ra sao?
- Nếu bé có những biểu hiện như: khó thở, thở gấp gáp, mũi bị sưng hoặc biến dạng, sốt cao,.. thì ngay lập tức phải đến bác sĩ.
- Thường xuyên rửa mũi cho bé bằng dụng cụ y tế và nước muối sinh lý.
- Không nên dùng miệng của người lớn để mút mũi. Các bậc phụ huynh thường lạm dụng hành động này mỗi khi trẻ bị sụt sịt mũi, bị ho có đờm. Xả thân cứu giúp bé nhưng lại là cách khiến trẻ có nguy cơ bị chứng polyp mũi trẻ em.
- Hạn chế cho người lớn hôn vào má, vào miệng em bé. Bởi những vi khuẩn từ miệng người lớn sẽ có khả năng tấn công em bé của bạn. Hệ miễn dịch của bé còn non nớt, chúng sẽ không phản kháng lại được với hàng triệu vi khuẩn mầm bệnh.
Nếu bạn muốn trở thành những ông bố bà mẹ thông thái, nuôi con khỏe mạnh thì cần phải biết được những điều cơ bản nhất về polyp mũi ở trẻ em để tránh tối đa việc con của bạn mắc chứng này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh polyp mũi ở trẻ em bạn có thể liên hệ Bệnh viện An Việt để được các bác sĩ tư vấn miễn phí.