Bệnh viêm tai giữa có lây không?

Viêm tai giữa là một trong những loại bệnh có độ viêm nhiễm cao ở đường hô hấp trên, khi mắc phải bệnh này, người bệnh thường cảm thấy đau đớn vì tai trở thành nơi tích tụ của các loại vi khuẩn gây hại, các chất dịch nhờn có trong màng tai của trẻ em. Thế nhưng, bệnh viêm tai giữa cũng có thể điều trị dứt điểm hoàn toàn nếu phát hiện kịp thời. Vậy câu hỏi các bậc cha mẹ thường đặt ra đó chính là “Liệu bệnh viêm tai giữa có lây không?” và độ tuổi nào thì trẻ hay mắc bệnh nhất. Hãy tham khảo bài viết này nhé!

Độ tuổi nào thì trẻ thường mắc bệnh viêm tai giữa?

Bệnh viêm tai giữa xảy ra phổ biến ở trẻ em

Bệnh viêm tai giữa thường xuất hiện ở mọi lứa tuổi, không riêng gì ở trẻ em, nhất là trẻ có độ tuổi dưới 5 tuổi. Bên cạnh đó, trẻ em ở độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi là đối tượng cực kỳ dễ mắc bệnh này. Tình trạng nhiễm khuẩn này thường gây ra là do hậu quả của một số loại vi khuẩn hay là virus có sẵn trong màng tai giữa, hoặc cũng có thể gây ra là do một vài căn bệnh như là cảm lạnh, dị ứng, bệnh cúm hoặc là nguyên nhân tắc nghẽn và sưng đường họng, mũi và ống Eustachian.

Vậy bệnh viêm tai giữa có lây không?

Theo như nghiên cứu của các nhà khoa học, vi khuẩn nằm trong tai khi bị nhiễm trùng sẽ không bị lây lan. Thế nhưng, virus mà gây cảm thì thường dẫn đến nhiễm trùng tai thì lây lan. Nếu như viêm tai giữa xuất hiện sau hơn 1 tuần mà bé mắc bệnh cảm thì sẽ không phải là nguồn lây lan vi khuẩn, nên các mẹ cứ yên tâm nhé!

 

  • Cách chữa viêm tai giữa bằng rau diếp cá
  • Cách chữa viêm tai giữa bằng sáp ong
  • Bệnh viêm tai giữa có tự khỏi được hay không?

 

 

Các cách để nhận biết bé có bị viêm tai giữa hay không?

Để phòng trường hợp bé bị viêm tai giữa và không biết rằng viêm tai giữa có lây không, các mẹ phải cẩn thận các dấu hiệu như là:

Bệnh viêm tai giữa có lây không?

Các triệu chứng của bệnh cảm: Viêm tai giữa là căn bệnh hầu như là đi kèm với bệnh cảm cúm. Thường thì nước mũi của bé sẽ dần chuyển từ màu trắng bình thường thành màu xanh hoặc vàng trước khi nhiễm trùng tai xảy ra.

Bé sẽ đột nhiên trở nên quấy khóc hầu như cả ban ngày và ban đêm.

Nếu bé đã biết nói thì bé sẽ kêu đau ở tai và bảo với bố mẹ là không nghe thấy gì cả

Bé thường tỉnh dậy nhiều hơn về đêm và các buổi tối

Bé sẽ không muốn nằm xuống và không nằm yên một chỗ.

Nặng hơn là các triệu chứng như sốt: thường là không cao (tầm từ 38,30C đến 38,90C), hoặc cũng có thể bé sẽ không sốt.

Bé đột nhiên quấy khóc hơn nhiều so với các đợt cảm trước đó.

Có dịch chảy ra từ tai: nếu các bậc bố mẹ có nhìn thấy máu hay mủ chảy ra từ tai thì chắc chắn đó là viêm tai giữa kèm theo là việc rách màng nhĩ. Thế nhưng, những vết rách này gần như là sẽ liền lại tốt hơn, và khi màng nhĩ rách bé sẽ cảm giác ít đau hơn.

Bệnh viêm tai giữa được các chuyên gia y bác sĩ chia thành 3 giai đoạn khác nhau: đầu tiên là giai đoạn xung huyết, sau đó tới giai đoạn ứ mủ và cuối cùng là giai đoạn vỡ mủ ra khỏi tai. Lúc này, các bậc cha mẹ nên cấp bách đưa trẻ đi khám để các bác sĩ sẽ xác định đúng đắn được các giai đoạn của tình trạng viêm tai giữa để kịp thời chỉ định thuốc điều trị hợp lý.

Bên cạnh đó, có một số trường hợp các mẹ đừng quá lo lắng

Trẻ sẽ ít bị mắc nguy cơ viêm tai giữa nếu như:

Bé không có dấu hiệu bị cảm: Nếu bé có những biểu hiện như bài viết đã liệt kê ở trên nhưng lại không hề có dấu hiệu gì về cảm thì khả năng mà bé mắc bệnh viêm tai giữa là cực kỳ thấp, nhưng ngoại trừ việc bé đã có tiền sử bị viêm tai giữa từ trước rồi thì rất dễ bị tái lại.

Khi bé dưới 1 tuổi bị vỗ vào tai hoặc kéo tai: Nếu ở độ tuổi này, bé sẽ chưa có khả năng nhận thức được chính xác vị trí đau tai và sẽ không chỉ ra được chỗ đau từ vành tai hay vùng gần tai. Có thể bé kéo hoặc vỗ vào tai mình khi thấy khó chịu lúc mọc răng nên các bậc cha mẹ lưu ý điều này.

Không hề kêu đau tai: Đối với trẻ đủ lớn, thường là khi lên 2 hoặc lên 3 có thể nhận thức được là có đau hay không.

Tóm lại, khi bé xuất hiện những triệu chứng lâm sàng mà bài viết kể trên có biểu hiện đầy đủ các dấu hiệu của bệnh thì các bậc cha mẹ cần lưu ý và giúp bé vệ sinh, chăm sóc để tránh trường hợp bé bị viêm tai giữa một cách đúng đắn và đưa bé đi thăm khám ở các cơ sở y tế để được bác sĩ theo dõi và chẩn đoán kỹ càng nhất có thể, điều trị triệt để được bệnh viêm tai giữa là một điều vô cùng cần thiết giúp bé không tái đi tái lại nhiều lần. 

Qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ là viêm tai giữa có lây không rồi đúng không? Nếu bạn thấy các bé có những biểu hiện của bệnh, nên đưa bé đi khám ngay ở những nơi uy tín và chất lượng. Benhvienanviet.com là một nơi như thế! Đặt lịch khám qua hotline 19002838 với An Việt ngay hôm nay để nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình nhất, bạn nhé!