Viêm tai giữa ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng & Cách chữa

Viêm tai giữa là một trong những bệnh lý tai mũi họng thường gặp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Theo thống kê, trẻ trong độ tuổi lên 3, khoảng 3/4 trẻ em sẽ mắc phải viêm tai giữa ít nhất là 1 lần. Vậy viêm tai giữa ở trẻ em có nguyên nhân, triệu chứng ra sao và nên được điều trị như thế nào cho đúng cách, phụ huynh nên tìm hiểu những thông tin về bệnh lý này dưới đây. 

Viêm tai giữa ở trẻ em là bệnh gì?

Trong tai mỗi bé sẽ có một đường ống tai nhỏ, gọi là vòi nhĩ (chuyên khoa gọi là ống Eustachian). Bộ phận này có nhiệm vụ kết nối vùng tai giữa với phần sau của họng và mũi, đồng thời giúp cân bằng áp lực. 

Viêm tai giữa xảy ra phổ biến ở trẻ em

Nhưng khi họng và mũi bị ẩm ướt do tiết dịch nhầy, nơi đây sẽ trở thành vùng đất màu mỡ cho vi khuẩn phát triển nhanh chóng.

Vì vòi nhĩ của bé ngắn, rộng và phát triển theo chiều ngang nên khi họng và mũi tiết dịch nhầy, vi khuẩn có thể dễ dàng bám vào và di chuyển xung quanh khu vực này. Dịch lỏng từ mũi họng bị mắc kẹt tại bất kì vị trí nào trong khoang tai (chẳng hạn như vùng giữa tai) đều là cơ hội cho sự phát triển vi khuẩn. 

Vì vậy, trẻ em thường dễ bị mắc bệnh viêm tai giữa.

Nguyên nhân trẻ bị viêm tai giữa

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất mà bác sĩ An Việt đưa ra:

  • Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ và không đủ sức chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.
  • Các trẻ có cấu trúc tai chưa hoàn chỉnh. Tai trong của trẻ sẽ được kết nối với mặt sau của cổ họng thông qua ống thính giác. Bình thường ống thính giác mở cho phép chất lỏng và tạp chất thoát ra ngoài. Khi ống này bị đóng, các chất thải sẽ không thoát được và dẫn đến vi khuẩn sẽ kẹt lại bên trong tai và gây nhiễm trùng. Ống thính giác ở trẻ ngắn hơn người lớn nên dễ bị tắc.
  • Biến chứng của các bệnh lý tai mũi họng như: viêm họng, viêm VA, viêm amidan hay viêm xoang…

 

  • Cách chữa viêm tai giữa bằng rau diếp cá
  • Cách chữa viêm tai giữa bằng sáp ong
  • Bị bệnh viêm amidan mãn tính có nên cắt?

 

 

Triệu chứng viêm tai giữa trẻ em

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh thường khó phát hiện, hầu như trẻ chỉ khóc và quấy. Đa số các bé sẽ có các biểu hiện của bệnh viêm tai giữa ở trẻ em dưới đây:

Triệu chứng nhận biết viêm tai giữa ở trẻ
  • Sốt cao (có thể lên tới trên 39 độ C);
  • Dùng tay kéo vành tai;
  • Khóc, trằn trọc, khó ngủ và quấy khóc;
  • Không phản ứng với âm thanh, hoặc giảm thính lực;
  • Có dịch hoặc mủ chảy ra từ ông tai ngoài. Đây là dấu hiệu cho thấy màng nhĩ của trẻ đã bị vỡ do áp lực quá mức;
  • Các mảng dịch hoặc mủ đã khô đóng vảy xung quanh tai;
  • Khi ấn vào vùng tai hoặc kéo vành tai bệnh nhi đau nhói;
  • Trẻ ăn không ngon miệng và không ăn được nhiều.

Vậy viêm tai giữa ở trẻ em có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng, trẻ bị viêm tai giữa nếu được phát hiện sớm thì việc điều trị cũng không quá khó khăn. Tuy nhiên, đừng vì thế mà các bậc cha mẹ chủ quan không đưa bé đi khám và điều trị kịp thời. 

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ không gây nên quá nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng bệnh khó kiểm soát và phương pháp điều trị sẽ khó hơn nếu như bệnh càng nặng. Dưới đây là các nguy hiểm do viêm tai giữa gây nên:

  • Chậm nói, chậm phát triển

Nhiều người băn khoăn rằng “trẻ em bị viêm tai giữa có nguy hiểm không?” thì đây chính là một trong các tác hại của bệnh. 

Viêm tai giữa làm cho chức năng nghe ở trẻ sơ sinh bị giảm sút và không thể nghe rõ những gì người khác nói dẫn đến việc không thể nói theo được. Nếu lâu dần bé sẽ bị chậm nói, câm hay chậm phát triển trí tuệ.

  • Gây mất thính lực lâu dài

Khi bị tổn thương viêm tai giữa, nước nhầy sau màng nhĩ có thể dần hết đi nhưng chắc chắn vẫn sẽ tồn tại và nếu để lâu dần có thể gây hư hại màng nhĩ và chuỗi xương đưa âm thanh. Tình trạng bệnh ngày càng nặng có thể gây nguy cơ mất khả năng nghe và điếc vĩnh viễn ở trẻ.

  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến não

Đây là tác hại khi viêm tai giữa do viêm tắc xoang tĩnh mạch bên và áp xe dưới màng cứng, viêm não, viêm màng não hay áp xe não…có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

  • Gây áp xe tai

Khi viêm tai giữa ở trẻ em ngày càng trở nặng thì các khối u chứa đầy mủ và khiến bé đau đớn ở tai, xung quanh tai. 

Thông thường áp xe tai có thể tự lành nhưng các mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để chích mủ thì sẽ nhanh khỏi bệnh và tránh bị nhiễm trùng.

  • Nguy cơ thủng màng nhĩ do viêm tai giữa

Trong quá trình trẻ bị viêm tai giữa, nước nhầy và mủ sẽ tích tụ nhiều ở bên trong tai giữa và đè lên màng nhĩ mà không thể phóng ra bên ngoài. Thay vào đó các ổ mủ sẽ tự phải rách ra để chảy mủ ra ngoài. Chính việc làm này có thể khiến trẻ bị đau tai dữ dội và nguy cơ thủng màng nhĩ ngày càng cao.

  • Viêm tai giữa có yếu tố lây lan

Nếu hiện tượng tai bị nhiễm trùng mà không được điều trị kịp thời thì rất có thể những ổ viêm nhiễm sẽ lây lan sang những bộ phận xung quanh khác. Thật sự rất nguy hiểm vì bộ phận tai gần với não và hộp sọ. 

Loại nhiễm trùng này có tên là Mastoiditis là nhiễm trùng lồi xương và nhiễm trùng hình vú, gây nên các tác hại cho xương và hình thành các u nang chứa đầy mủ.

Với những tác hại trên chắc hẳn là đã giúp các bậc cha mẹ trả lời câu hỏi “trẻ bị viêm tai giữa có nguy hiểm không?”. Để tránh được nguy hại này, khi phát hiện các triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ nhỏ thì cần phải đưa bé đi thăm khám và điều trị ngay.

Cách chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng cho biết: Viêm tai giữa ở trẻ em thường được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn sung huyết, giai đoạn ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ. 

Cách điều trị viêm tai giữa trẻ em

Do vậy, tùy vào tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp với sức khỏe của bệnh nhân, cụ thể:

  • Nếu bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ trong giai đoạn sung huyết chỉ cần chữa trị nội khoa bằng kháng sinh toàn thân.
  • Vi khuẩn gây viêm tai giữa chủ yếu là do liên cầu, Hemophilus Influenza, phế cầu,… Nên dùng kháng sinh kết hợp với các thuốc chống viêm, chống phù nề, hạ sốt và giảm đau, đồng thời kết hợp với điều trị mũi họng.
  • Nếu viêm tai giữa đã chuyển sang giai đoạn ứ mủ có thể cân nhắc trích rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ. Kết hợp với các thuốc chữa trị toàn thân khác như trong giai đoạn sung huyết.
  • Nếu viêm tai giữa ở trẻ đi qua hai giai đoạn này, dịch mủ ứ đọng trong tai giữa sẽ tự phá vỡ phần mỏng nhất của màng nhĩ chảy ra ngoài qua ống tai ngoài. Lúc này màng nhĩ bị thủng. Giai đoạn này bác sĩ tư vấn chữa trị bằng cách làm thuốc tai.

Những lưu ý khi điều trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Khi chữa trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ em cần lưu ý những điều dưới đây để tránh trường hợp bệnh nặng hơn gây ra các biến chứng nguy hiểm như trẻ:

  • Không được tự ý dùng oxy già nhỏ vào tai của bé để tránh làm bong lớp biểu bì bảo vệ da ống tai. Gây ảnh hưởng đến sức khỏe khi bị chít hẹp ống tai, ngăn chặn quá trình lành của vết thương và gây ra các biến chứng khôn lường.
  • Sử dụng các loại thuốc nguyên chất có khả năng hòa tan cao nhằm tránh cản trở quá trình lưu thông các dịch trong ống tai.
  • Tuyệt đối không được cạo thuốc kháng sinh rắc vào tai bé rất nguy hiểm. Khi cạo thuốc kháng sinh rắc vào tai trẻ nhỏ sẽ gây bít tắc dẫn lưu dịch nghiêm trọng dẫn đến tình trạng bệnh nặng thêm. Đặc biệt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến xương chũm của tai giữa thậm chí là nội sọ.

Các bác sĩ nhấn mạnh đa số trẻ bị viêm tai giữa có thể tự khỏi trong 3 đến 4 ngày khi có thuốc hoặc không dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, khi thấy bé có biểu hiện bất thường, cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc về để điều trị cho con.

Vì có thể gây các biến chứng do tai biến nặng nề của thuốc như điếc không hồi phục, vì tác dụng của một số thuốc gây ngộ độc ốc tai có trong thành phần của thuốc nhỏ tai.

Cha mẹ nên đưa con tới địa chỉ y tế uy tín để được xác định chính xác tình trạng bệnh, nguyên nhân gây nên viêm tai giữa trẻ em. Từ đó bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Cách phòng bệnh viêm tai giữa ở trẻ

Sau đây là một số cách nhằm giúp chất dịch nhiễm khuẩn không “quậy” khu vực phía sau màng nhĩ của bé, tránh cho bé bị viêm tai giữa:

  • Cho bé bú mẹ: sữa mẹ cung cấp và tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên cho trẻ.
  • Cho trẻ bú bình ở tư thế thẳng đứng (tạo thành góc nghiêng ít nhất 30 độ) và giữ tư thế đó ít nhất 30 phút sau khi trẻ bú xong.
  • Giữ trẻ tránh xa các chất có khả năng kích ứng tạo ra dịch nhầy trong hốc mũi và tai giữa của bé. Đặt thú nhồi bông, vật nuôi và bất cứ đồ vật gì có lông ở xa chỗ của trẻ ngủ. Và tuyệt đối không được hút thuốc xung quanh trẻ nhỏ.
  • Hạn chế cho trẻ ngậm núm vú giả khi ngủ vào ban đêm, nhất là với bé từ 6 tháng trở lên vì nghiên cứu đã cho thấy có mối tương quan giữa việc ngậm núm vú giả và bệnh viêm tai giữa.
  • Tăng cường khả năng miễn dịch bằng cách cho trẻ ăn nhiều trái cây, rau củ quả và hải sản.

Tóm lại, bệnh viêm tai giữa ở trẻ em có thể điều trị được và không gây biến chứng nguy hiểm. Nếu cha mẹ phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh và có phương pháp điều trị khoa học cũng như có sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa. 

Ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh, phụ huynh phải đưa bé đến ngay bệnh viện An Việt để khám và có cách điều trị phù hợp. Bạn đọc có thể tham khảo thông tin liên quan tại website chính thức khoataimuihongnhi.com hoặc nhờ tư vấn trực tiếp với chuyên gia tại hotline 1900.2838.