“Xin chào bác sĩ, tôi là Minh 46 tuổi, tôi có dấu hiệu chảy dịch mủ nhầy ở tai, đau nhức dữ dội, thính lực kém hẳn và thường xuyên bị liên tục 2 năm gần đây. Được biết thì đây là dấu hiệu của bệnh viêm tai giữa mạn tính. Tôi muốn hỏi bác sĩ là bệnh viêm tai giữa mạn tính có chữa được không và có nguy hiểm không? Chân thành cảm ơn bác sĩ!”
(Trần Minh – Hải Phòng)
Chào anh Minh, đầu tiên đội ngũ bệnh viện An Việt cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi về hòm thư điện tử của chúng tôi. Gần đây, bệnh nhân mắc bệnh viêm tai giữa đến khám và điều trị tại chuyên khoa Tai – mũi – họng của bệnh viện An Việt có chiều hướng gia tăng. Chính vì thế, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gửi đến anh Minh cũng như độc giả những thông tin về bệnh viêm tai giữa mạn tính.
Dấu hiệu nhận biết viêm tai giữa mạn tính
Trước tiên, để giải đáp các câu hỏi viêm tai giữa mạn tính có chữa được không, có nguy hiểm không thì bạn đọc cần phải biết bệnh có những triệu chứng gì.
Qua tin nhắn của anh Minh thì không biết anh Minh đã khám, làm các xét nghiệm cụ thể tại cơ sở y tế, bệnh viện nào hay chưa?
Bởi chỉ thông qua những dấu hiệu nhìn thấy được thì chưa thể khẳng định chính xác liệu anh Minh có đang bị viêm tai giữa hay không, ở thể bệnh nào, giai đoạn nào.
Tuy nhiên để trả lời câu hỏi viêm tai giữa mạn tính có chữa được không? Đánh giá chung cho thấy, những triệu chứng của anh Minh là dấu hiệu của bệnh viêm tai giữa ở giai đoạn mãn tính.
Các triệu chứng bệnh viêm tai giữa thường gặp nhất là:
- Đau nhức ở trong tai, đau hơn khi ấn vào vùng tai, cảm giác đau ngày càng tăng dần và có thể đau dữ dội.
- Suy giảm thính lực thậm chí mất thính lực tạm thời.
- Ù tai, nặng đầu, cảm thấy có áp lực trong tai rất khó chịu.
- Chảy dịch nhầy, chảy mủ từ trong tai, nhẹ thì không có mùi, nặng hơn thì dịch mủ đặc có màu xanh, có mùi khó chịu.
- Nhiễm trùng tai, tái phát nhiều lần.
- Sốt cao, chán ăn, người mệt mỏi.
Bệnh viêm tai giữa cấp tính do không được điều trị đúng cách và dứt điểm nên thường xuyên bị tái phát, triệu chứng ngày càng dai dẳng hơn dẫn đến giai đoạn mạn tính.
Viêm tai giữa mãn tính có nguy hiểm không?
Bệnh viêm tai giữa mạn tính có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào từng tình trạng cụ thể của mỗi người.
Bởi bệnh được chia thành nhiều loại thể bệnh khác nhau như viêm tai giữa mãn tính có chảy dịch mủ, viêm tai giữa có cholesteatoma, viêm tai giữa thể hồi viêm.
Đặc biệt, bệnh này nguy hiểm ở chỗ nếu không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong.
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh gồm:
- Ảnh hưởng đến màng nhĩ: phồng, xẹp, thủng gây khiếm thính một phần hoặc khiếm thính toàn phần.
- Viêm nhiễm, nhiễm trùng, phá huỷ cấu trúc các cơ quan xung quanh như xương chũm, nền sọ, não, gây nên viêm xương chũm, viêm màng não, viêm não, áp xe màng cứng, áp xe não,…
- Ảnh hưởng, tổn thương đến hệ thần kinh tiền đình, liệt cơ mặt, tắc tĩnh mạch não,…
- Biến chứng sọ não khi có cholesteatoma như nhiễm khuẩn huyết,…
- Viêm tai giữa mãn tính thủng nhĩ phải làm sao?
- Viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma là gì?
- Viêm tai giữa ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng & Cách chữa
Bệnh viêm tai giữa mạn tính có chữa được không?
Với những triệu chứng gây đau đớn khó chịu và các biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh, nhiều người khá e sợ thắc mắc không biết viêm tai giữa mạn tính có chữa được không và có dứt điểm được không?
Bệnh này có thể chữa được và dứt điểm nhưng còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố: như bệnh ở giai đoạn nào, có các biến chứng khác đi kèm bệnh không, yếu tố cơ địa người bệnh.
Ở giai đoạn mạn tính thì người bệnh được chỉ định điều trị nội khoa, ngoại khoa hoặc kết hợp cả 2, đánh vào nguyên nhân chính gây nên bệnh.
- Điều trị nội khoa
Nhiều bệnh nhân bị viêm tai giữa có dịch mủ, nhưng khi xét nghiệm không có các biến chứng khác đi kèm, không có nhiễm trùng thì có thể sử dụng thuốc.
Các bác sĩ sẽ kê đơn gồm các thuốc giảm đau paracetamol, thuốc kháng viêm không chứa steroid, thuốc kháng sinh đường uống và tiêm,..
Kết hợp với đó là các thuốc nhỏ tai, thuốc vệ sinh tai như nước muối sinh lý, oxy già,…
- Điều trị ngoại khoa
Khi các triệu chứng của bệnh nặng nề hơn hoặc bệnh nhân xuất hiện viêm xương chũm, xét nghiệm có cholesteatoma, có các biến chứng khác,…. thì sẽ được chỉ định phẫu thuật.
Các phẫu thuật có thể là: chèn ống thông dẫn dịch mủ ra ngoài qua màng nhĩ, mở thượng nhĩ, mở sào bào thượng nhĩ, khoét đá chũm, phẫu thuật chỉnh hình loại bỏ phần viêm và làm sạch cholesteatoma,….
Quay trở lại với câu hỏi của anh Minh, trường hợp của anh có thể dự đoán đã mắc bệnh viêm tai giữa mạn tính có dịch mủ nhầy. Bệnh này của anh đã kéo dài 2 năm nhưng có thể chữa được và dứt điểm. Trước mắt anh hãy đến ngay bệnh viện An Việt để khám và làm các xét nghiệm để biết chính xác tình trạng bệnh, từ đó các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hợp lý nhất.
Bệnh viêm tai giữa mãn tính có chữa được không và có nguy hiểm không? Trên đây là những giải đáp chúng tôi gửi đến anh Minh cũng như độc giả đang theo dõi bài viết. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đăng tải các thông tin khác tại website https://khoataimuihongnhi.com/ hoặc bạn cũng có thể trực tiếp liên hệ theo hotline 1900.2838.