Bệnh viêm tai giữa cấp là tình trạng viêm cấp tính ở tai giữa, có đợt bùng phát nhanh, ngắn. Các triệu chứng thường gặp nhất là tình trạng nhiễm trùng tai giữa, kèm dấu hiệu có dịch ở trong tai giữa. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tiến triển trong vòng 2-3 tuần với các triệu chứng tiêu biểu của 1 quá trình viêm cấp. Viêm tai giữa cấp ở trẻ em nếu không theo dõi và chữa trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng rất lớn cho sức khỏe của bé.
Mục lục:
Nguyên nhân trẻ bị viêm tai giữa cấp?
Nguyên nhân thường gặp khiến trẻ bị viêm tai giữa cấp nhất đó là bé bị nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc rối loạn chức năng vòi nhĩ kèm theo.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như:
- Sức đề kháng của trẻ yếu nên dễ bị mắc viêm tai giữa.
- Khi bé nằm bú sữa bình không cẩn thận làm cho sữa tràn vào trong tai gây viêm.
- Do cảm lạnh.
- Không khí ô nhiễm, có khói thuốc lá.
- Chọc ngoáy vào tai hay lặn sâu.
Bệnh viêm tai giữa cấp ở trẻ có nguy hiểm không?
Bệnh viêm tai giữa cấp trẻ em nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng và di chứng.
Do đó bệnh cần được khám và điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng khi có các triệu chứng bất thường.
Đặc biệt là triệu chứng đau tai hay chảy dịch tai. Nên khám với nội soi hoặc đèn soi tai để có thể quan sát màng nhĩ, đánh giá thể loại và mức độ nguy hiểm của bệnh.
Viêm tai giữa cấp ở trẻ gây ứ dịch, ứ mủ trong hòm nhĩ, gây thủng nhĩ và hủy các xương con. Điều này dẫn đến giảm sức nghe, kéo heo chậm nói và gây rối loạn ngôn ngữ.
Tình trạng nhiễm trùng nặng cũng dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, áp xe não, viêm tắc xoang tĩnh mạch bên hay liệt dây thần kinh mặt.
Các cách chữa viêm tai giữa cấp ở trẻ
Viêm tai giữa cấp ở trẻ sơ sinh được chia ra làm 3 giai đoạn: giai đoạn sung huyết, giai đoạn ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ.
Ở từng giai đoạn của bệnh sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau.
Nếu viêm tai giữa ở giai đoạn sung huyết:
Mẹ chỉ cần dùng các loại thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Đồng thời làm khô dịch tai, phục hồi niêm mạc tai và chống phù nề.
Nếu bé bị chảy dịch tai nhiều, các bác sĩ sẽ kết hợp với dung dịch vệ sinh sát khuẩn tai để làm sạch tai và loại bỏ các tế bào viêm.
Nếu viêm tai giữa chuyển sang giai đoạn ứ mủ bác sĩ sẽ cân nhắc trích rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ. Đồng thời kết hợp với dùng các loại thuốc kháng sinh khác như trong giai đoạn sung huyết.
Viêm tai giữa cấp ở trẻ nhỏ ở giai đoạn vỡ mủ, ở giai đoạn này dịch mủ ứ đọng trong tai giữa sẽ tự phá vỡ phần mỏng nhất của màng nhĩ và chảy ra ngoài qua ống tai ngoài. Lúc này màng nhĩ sẽ bị thủng.
Giai đoạn này bác sĩ sẽ điều trị bằng việc sử dụng các loại máy móc hiện đại.
Các bậc phụ huynh nên đưa con đến các địa chỉ y tế uy tín để được xác định chính xác tình trạng bệnh, nguyên nhân gây bệnh, từ đó bác sĩ chuyên khoa tư vấn và kê đơn chữa trị phù hợp.
Khám và điều trị viêm tai giữa cấp ở trẻ em ở đâu uy tín?
Để quá trình điều trị viêm tai giữa cấp ở trẻ em đạt kết quả tốt nhất, trước tiên các mẹ nên dẫn bé đến các địa chỉ y tế uy tín để thăm khám. Sau đó xác định rõ nguyên nhân cũng như mức độ bệnh. Từ đó các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Chuyên khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Đa khoa An Việt là địa chỉ được nhiều người dân biết đến và tin tưởng lựa chọn khám và điều trị bệnh. Bởi bệnh viện An Việt là nơi hội tụ đầy đủ các thế mạnh như:
- Có đội ngũ chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng giàu kinh nghiệm, y đức và luôn hết lòng vì bệnh nhân.
- Được đầu tư đầy đủ thiết bị, máy móc tiên tiến, máy nội soi tai mũi họng hiện đại. Với các ưu điểm vượt trội như không đau, thời gian thực hiện nhanh và dễ dàng soi ở những vị trí nhỏ.
- Thực hiện được đầy đủ các dịch vụ của chuyên khoa như bệnh về tai, mũi hay bệnh về họng và thực quản,…
- Chi phí được Bộ Y Tế niêm yết vô cùng hợp lý, rõ ràng.
Phòng tránh trẻ bị viêm tai giữa cấp
Bệnh viêm tai giữa cấp ở trẻ em có xu hướng tái phát khi có điều kiện thích hợp. Tình trạng có thể tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thính lực của trẻ.
Vì vậy sau khi điều trị viêm tai giữa cấp ở trẻ em, các mẹ nên áp dụng biện pháp phòng ngừa dưới đây:
- Các mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất trong năm đầu vì sữa mẹ truyền miễn dịch. Giúp bảo vệ bé chống lại viêm tai giữa cấp và các căn bệnh nhiễm khuẩn khác.
- Có thể tiêm vaccine phòng ngừa các virus gây nhiễm trùng thường gặp ở trẻ em.
- Giữ vệ sinh cho bé luôn sạch sẽ nhất là bàn tay, mũi họng – đặc biệt là trước và sau khi ăn.
- Tránh cho bé hít phải khói thuốc lá, tốt nhất là không được hút thuốc ở những nơi có trẻ nhỏ.
- Giữ ấm cho bé nhất là cổ, gan bàn chân khi thời tiết lạnh.
- Tăng sức đề kháng cho trẻ bằng cách cho bé vận động thường xuyên và bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng.
- Tránh không để trẻ nhỏ tiếp xúc với người nhiễm bệnh.
- Điều trị sớm các bệnh viêm mũi họng, VA hay Amidan…
Bệnh viêm tai giữa cấp ở trẻ em xảy ra khá phổ biến song nếu phụ huynh không phát hiện và chữa sớm cho bé sẽ để lại rất nhiều hệ quả khó lường. Trên đây là tổng quan những thông tin phụ huynh cần phải lưu ý khi có con nhỏ về bệnh viêm tai giữa nói riêng và các bệnh về tai mũi họng nói chung.
Mọi thắc mắc về bệnh viêm tai giữa cấp ở trẻ em xin vui lòng liên hệ trực tiếp qua số hotline 19002838 để được đội ngũ bác sĩ bệnh viện An Việt hỗ trợ tư vấn trực tiếp.