Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh

Viêm tai ngoài là một trong số các bệnh lý Tai Mũi Họng thường gặp ở trẻ em hơn người lớn do trẻ có ống tai hơi nhỏ hơn và sức đề kháng cũng yếu hơn. Điều đáng nói là nếu bị viêm tai ngoài ở trẻ em mà không điều trị kịp thời, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính gây ảnh hưởng đến não bộ, giảm thính giác như gây hoại tử các tế bào, tiểu đường, vi trùng lây lan và viêm tai giữa,… Phụ huynh cần phải tìm hiểu những thông tin về bệnh trong bài viết dưới đây.

Viêm tai ngoài ở trẻ em là bệnh gì?

Viêm tai ngoài (hay còn gọi là viêm khoang tai ngoài) là tình trạng nhiễm trùng lớp da mỏng ở khoang tai, thường là do vi khuẩn hoặc trong một vài trường hợp hiếm có thể do nấm. 

Bệnh viêm tai ngoài ở trẻ em

So với viêm tai giữa, bệnh viêm tai ngoài thường gặp và ít trầm trọng hơn. Tuy nhiên, bệnh có thể làm cho bé khó chịu vì cảm giác ngứa, đau hoặc chảy mủ tai. Nếu viêm tai ngoài không chữa trị kịp thời có thể lan đến viêm tai giữa và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính lực.

 

  • Viêm tai giữa cấp 2 ở trẻ em có nguy hiểm không?
  • Viêm tai giữa cấp ở trẻ em: Triệu chứng & Cách điều trị
  • Viêm tai giữa ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng & Cách chữa

 

 

Bệnh viêm tai ngoài ở trẻ nhỏ do đâu?

Viêm tai ngoài do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do tai của bé tiếp xúc với nguồn nước bẩn trong hồ bơi hoặc ao hồ, và một số nguyên nhân khác do mẹ sử dụng dụng cụ ngoáy tai cho bé không bảo đảm vệ sinh.

Bên cạnh đó, do cơ thể bé còn non nớt nên sức đề kháng còn kém, tạo tiền đề cho các loại vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh.

Đặc biệt, viêm tai ngoài ở con nhỏ còn có thể là do hệ luỵ của các bệnh cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng,…

Dấu hiệu viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh 

Cũng giống như viêm tai giữa, bé bị viêm tai ngoài sẽ có triệu chứng đau tai. Ngoài ra, khi bị bệnh viêm tai ngoài, bé còn gặp phải một số triệu chứng sau đây:

Dấu hiệu viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh
  • Viêm tai ngoài khiến tai bị đau và ngứa, cảm giác khó chịu do sưng trong vùng tai và ống tai.
  • Cơn đau thường tăng lên khi bé dùng tay kéo vành tai hay ấn vào nắp tai.
  • Ngoài ra, còn có một số biểu hiện đặc trưng khác như cảm giác đầy tai, ngứa tai, chảy dịch ngoài cửa tai, sốt cao, ống tai ngoài sưng đỏ, nổi hạch vùng cổ hay tai chảy dịch,…
  • Trẻ quấy khóc, khó ngủ, gãi tai và khóc khi ăn.
  • Khi nhìn vào tai có thể thấy ống tai bị sưng, đỏ, tai bị chảy nước trong như mủ.
  • Bệnh viêm tai ngoài trẻ sơ sinh nếu viêm nhiễm nặng do vi khuẩn có thể gây đau, chảy mủ tai và làm khả năng nghe giảm.

Khi phát hiện ra các biểu hiện trên các bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và đưa ra phương án điều trị kịp thời và chăm sóc thích hợp.

Cách điều viêm tai ngoài ở trẻ hiệu quả

Với những trẻ mắc bệnh viêm tai ngoài, việc sử dụng thuốc chữa trị bệnh là rất cần thiết để giảm nhanh tình trạng sưng viêm, ngứa rát và đau tai.

Nếu bệnh ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ sử dụng thuốc bôi ngoài tai. Với trường hợp nặng, bệnh gây viêm vào bên trong tai, bác sĩ sẽ chỉ định cho bé sử dụng thuốc bôi kết hợp với thuốc nhỏ hay thuốc uống để ngăn chặn nhiễm trùng, làm sạch tai và giúp tai nhanh chóng hồi phục. 

Cách phòng ngừa bệnh viêm tai ngoài ở trẻ em

Vốn dĩ sức đề kháng của trẻ nhỏ khá yếu, với các tác nhân bên ngoài, trẻ rất dễ mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Trong đó, viêm tai ngoài là một trong những bệnh lý rất thường hay gặp nhất. Để phòng ngừa bệnh lý này, bố mẹ nên chú ý các vấn đề sau đây.

  • Trong quá trình điều trị bệnh, bố mẹ không nên chủ quan, lơ là, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
  • Mẹ không nên tự ý bôi thuốc cho bé bị viêm ống tai ngoài khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa. 
  • Khi bệnh có biểu hiện chảy mủ, mẹ nên dùng bông gạc thấm và lau khô tai cho con. Bên cạnh đó, mẹ nên thay bông gạc cho bé 1 – 2 miếng/tiếng, tránh hiện tượng vi khuẩn phát triển gây ra biến chứng bệnh nặng thêm.
  • Trong quá trình chữa trị nên cho trẻ nhỏ ăn đầy đủ dưỡng chất: vitamin, protein,… và nghỉ ngơi hợp lý để giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ mau hồi phục sức khỏe.
  • Khi trẻ khỏi bệnh, các bậc phụ huynh nên vệ sinh tai sạch sẽ cho trẻ, giữ tai bé luôn khô ráo, không nên ngoáy tai trẻ quá nhiều. Các mẹ có thể sử dụng tăm bông để lau khô vành tai ngoài cho bé mỗi khi tắm, tránh nước vào bên trong tai.
  • Giữ ấm cơ thể bé nhất là vùng mũi, họng khi thay đổi thời tiết. 
  • Cho trẻ đi bơi nên chọn nơi có nước sạch, đảm bảo an toàn. Nếu có thể nên trang bị đầy đủ các vật dụng cần thiết để bảo vệ tai như phao, nút tai. Không cho bé đi bơi khi đang bị cảm cúm, viêm tai giữa hay viêm mũi xoang.
  • Nếu chẳng may nước vào tai, hướng dẫn bé nghiêng đầu, lắc nhẹ để nước chảy ra khỏi tai, hãy kéo nhẹ vành tai tạo đường thẳng để nước chảy ra ngoài. Không nên làm sạch tai cho trẻ bằng dụng cụ lấy ráy tai hoặc bất kỳ vật gì khác.
  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với môi trường bụi bẩn và ô nhiễm tiếng ồn để phòng ngừa bệnh tái phát.

Hy vọng với những thông tin bên trên sẽ giúp ích cho các bậc phụ hiểu rõ hơn về căn bệnh viêm tai ngoài cũng như cách phòng bệnh cho con một cách tốt nhất. Phụ huynh nên tham khảo, tìm hiểu thêm các thông tin khác tại chuyên khoa tai mũi họng bệnh viện An Việt hoặc liên hệ đến số hotline 1900.2838 để được tư vấn trực tiếp từ chuyên viên.