Dấu hiệu và cách điều trị viêm tai ngoài ở người lớn

Viêm tai ngoài ở người lớn là bệnh lý nguy hiểm và gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng nhận biết được tác hại nguy hiểm của bệnh để điều trị bệnh kịp thời, tránh những điều đáng tiết có thể xảy ra. Hiểu được điều đó, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn đọc những thông tin về bệnh viêm tai ngoài ở người lớn.

Dấu hiệu bệnh viêm tai ngoài ở người lớn

Bệnh viêm tai ngoài là một trong những bệnh phổ biến, có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, từ trẻ em đến người già.

Nhận biết được những dấu hiệu sớm của bệnh sẽ giúp bệnh nhân chủ động hơn trong điều trị. Điều trị sớm sẽ giúp dứt bệnh sớm và hiệu quả hơn, đặc biệt là không có nhiều biến chứng nguy hiểm do bệnh kéo dài.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm tai ngoài ở người lớn
  • Dấu hiệu thường gặp người bệnh có biểu hiện đau nhức trong tai. Đặc biệt, khi nhai hay ngáp sẽ xuất hiện cơn đau mạnh kèm theo sốt nhẹ.
  • Viêm tai ngoài lan tỏa có dấu hiệu ngứa nhiều ở ống tai, hay ngoáy tai và da ống tai đỏ. 
  • Viêm ống tai do nấm thì thành ống tai xuất hiện vết màu đen hoặc màu vàng hoặc màu xanh.
  • Khi bệnh chuyển sang giai đoạn sau thì người bệnh bị đau nhiều trong tai rồi lan ra nửa bên đầu. 
  • Quan sát bằng thiết bị công nghệ để soi hay mắt thường sẽ thấy da ống tai dày, đỏ và có rỉ nước. Chất rỉ trong thời gian đầu có màu trong, về sau trở nên đục và kèm theo mủ.
  • Khi bệnh chuyển sang giai đoạn thứ ba bệnh nhân xuất hiện cơn đau liên tục gây ảnh hưởng đến chế độ sinh hoạt, ăn uống và ngủ kém nên sụt cân đột ngột. Do ống tai bị hẹp vì phù nề hoặc bị ứ đọng trở nên dày cứng và bịt kín lỗ tai.
  • Đối với người bị viêm tai ngoài do virus herpes zoster gây đau rát dữ dội kèm nổi mụn nước trong ống tai, vành tai, vùng trước và sau tai. Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời thì có thể bị liệt mặt, nghe kém và rối loạn thăng bằng.

Cũng giống như những bệnh lý khác, viêm tai ngoài ở người lớn nếu để lâu không điều trị ngay dễ gây biến chứng thành viêm tai ngoài ác tính gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

 

  • Viêm tai giữa mãn tính thủng nhĩ phải làm sao?
  • Viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma là gì?
  • Viêm tai giữa ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng & Cách chữa

 

 

Cách điều trị viêm tai ngoài ở người lớn bằng Tây y

Bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán bệnh viêm tai ngoài bằng cách soi tai, lấy mẫu thử của mủ trong tai làm xét nghiệm để tìm loại vi khuẩn hoặc nấm đã gây bệnh.

Cách điều trị viêm tai ngoài ở người lớn thông thường sẽ được dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. 

Người bệnh sẽ phải sử dụng thuốc nhỏ viêm tai ngoài chứa kháng sinh từ khoảng 10 đến 14 ngày.

Ngoài ra, có thể sử dụng phương pháp điều trị khác bao gồm:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh nếu bị nhiễm trùng tai giữa hoặc nhiễm trùng lan rộng.
  • Sử dụng corticosteroid giúp giảm viêm.
  • Sử dụng các loại thuốc giảm đau như acetaminophen (Tylenol) hay ibuprofen (Advil, Motrin).
  • Chườm nước ấm giúp giảm những cơn đau nhẹ.
  • Không được để ướt khoang tai trong vòng 1 tuần sau khi tất cả dấu hiệu bệnh đã biến mất.

Điều trị viêm tai ngoài bằng phương pháp dân gian

Bên cạnh dùng thuốc Tây và các phương pháp y khoa thì nhiều người cũng ưa chuộng điều trị bằng phương pháp dân gian.

Trong thiên nhiên có rất nhiều loại cây cỏ, thảo dược có công dụng giảm đau, kháng viêm, đào thải dịch mủ trong tai rất hiệu quả. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian hiệu quả.

  • Chữa viêm tai ngoài bằng tỏi

Một bài thuốc dân gian được nhiều người lựa chọn là dùng tỏi. Theo nghiên cứu thì trong tỏi chứa allicin được biết tới là kháng sinh tự nhiên. Tỏi có công dụng diệt khuẩn, diệt virus hiệu quả, giảm đau, giảm viêm sưng hiệu quả.

  –  Lấy 2 – 3 tép tỏi bóc vỏ, đập dập.

  –  Nhanh tay bọc tép tỏi vào khăn mỏng sao cho nước ép tỏi có thể thấm qua khăn mỏng.

  –  Áp khăn vào tai bị viêm cho nước thấm dần vào tai cho.

Mỗi ngày nên dùng cách này 2 lần vào 2 buổi trong ngày.

  • Dùng sáp ong chữa viêm tai ngoài

Mật ong có chứa axit béo, vitamin A, B1, B2, D, bioflavonoids,… có công dụng kháng viêm, giảm sưng đỏ, làm dịu đau khi bị viêm tai.

  –  Chuẩn bị 1 miếng sáp ong nhỏ, vắt ráo.

  –  Đun nóng cho sáp ong tan ra, quét lên 1 cuộn giấy nhỏ.

  –  Cuộn giấy, đốt đầu giấy sao cho khói thổi vào tai (tương tự như xông hơi tai).

Mỗi ngày thực hiện 1 lần đều đặn liên tiếp trong 10 ngày, tránh làm rơi sáp ong và tàn giấy vào trong tai.

Cách phòng ngừa bệnh viêm tai ngoài ở người lớn

Sau khi điều trị dứt điểm bệnh viêm tai ngoài, người bệnh cần phải chú ý một số lưu ý dưới đây để bệnh không tái phát:

  • Làm khô, thông thoáng tai sau khi tắm gội.
  • Tuyệt đối không bơi lội hoặc tắm gội trong môi trường nước bẩn để hạn chế đến mức thấp nhất vi khuẩn xâm nhập vào tai và gây bệnh.
  • Hạn chế dùng dụng cụ ngoáy tai có chất liệu cứng và phải đảm bảo dụng cụ sạch sẽ khi ngoáy tai.
  • Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc hoặc các cách điều trị bệnh viêm tai ngoài theo cách dân gian khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Bạn có thể nhờ đến bác sĩ khi ống tai có quá nhiều rái tai hay các rái tai khó lấy nhằm đảm bảo sự an toàn cho ống tai.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc có thể nắm rõ được tình trạng viêm tai ngoài ở người lớn để có cách phòng ngừa và chữa trị tốt nhất. Nếu thấy có bất cứ dấu hiệu bất thường nào liên quan đến bệnh thì hãy đến ngay bệnh viện An Việt để thăm khám kịp thời nhé. Tránh trường hợp càng để lâu sẽ khiến tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh đó, website khoataimuihongnhi.com đăng tải thông tin bệnh lý sức khoẻ hữu ích mà bạn đọc nên tham khảo. Bạn đọc có thể liên hệ với chuyên viên qua tổng đài 1900.2838 để được tư vấn trực tiếp.