Viêm tai giữa cấp 2 ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm tai giữa cấp 2 hay còn gọi viêm tai giữa có mủ là một trong những giai đoạn của bệnh viêm tai giữa cấp tính. Ở giai đoạn này, bệnh đặc trưng bởi tình trạng có mủ ứ đọng trong tai và đi kèm với biểu hiện thủng màng nhĩ. Vậy bệnh này có nguy hiểm không và phải điều trị như thế nào?

Bệnh viêm tai giữa cấp 2 và nguyên nhân gây bệnh

Viêm tai giữa có nguồn gốc từ tình trạng viêm mũi họng xuất hiện khi có hiện tượng bít tắc lỗ vòi tai. Từ đó hình thành áp lực âm trong tai giữa gây tăng tiết của niêm mạc tai giữa, đây là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển, quá trình viêm tai giữa bắt đầu hình thành.

Viêm tai giữa cấp 2 có nguy hiểm không?

Viêm tai giữa cấp 2 thường xảy ra ở trẻ nhỏ vì hệ miễn dịch của bé còn non yếu và chưa phát triển hoàn chỉnh. 

Các nguyên nhân gây bệnh có thể kể đến bao gồm:

  • Thói quen nằm khi bú bình
  • Hít phải khói thuốc lá trong thời gian dài
  • Viêm xoang do nhiễm trùng
  • Bé bị cảm cúm và cảm lạnh
  • Dị ứng
  • Viêm VA hay phì đại VA.

Ngoài ra bệnh viêm tai giữa cấp 2 bên còn có xu hướng khởi phát ở các đối tượng sau:

  • Trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi
  • Trẻ sinh sống trong môi trường ô nhiễm và khí hậu lạnh
  • Thường xuyên mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp 
  • Có cấu trúc ống tai bất thường.

Triệu chứng bệnh viêm tai giữa cấp 2

Viêm tai giữa cấp là bệnh lý về tai mũi họng rất phổ biến ở trẻ em. Tuy nhiên những triệu chứng của bệnh có xu hướng xảy ra đột ngột với mức độ nặng nề, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ em.

Các triệu chứng nhận biết bé bị viêm tai giữa cấp độ 2:

  • Mủ có màu trắng đục, vàng chanh hoặc nâu sẫm chảy ra ống tai ngoài.
  • Bé gặp khó khăn khi nghe, thường có phản ứng chậm với lời nói.
  • Màng nhĩ thủng
  • Đi kèm với các triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, nóng sốt, chảy nước mũi và chóng mặt,…

 

  • Viêm tai giữa mãn tính thủng nhĩ phải làm sao?
  • Viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma là gì?
  • Viêm tai giữa ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng & Cách chữa

 

 

Viêm tai giữa cấp độ 2 ở trẻ có nguy hiểm không?

Viêm tai giữa ở giai đoạn cấp độ 2, tổn thương ở tai có thể được khắc phục nếu tiến hành chữa trị và chăm sóc đúng cách. 

Trong trường hợp lơ là, tình trạng chảy mủ có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính, gây phá hủy xương chũm và tổn thương những cơ quan lân cận. 

Ở một vài trường hợp không điều trị kịp thời, bé có thể bị giảm hoặc mất thính lực vĩnh viễn.

Bên cạnh đó, viêm tai giữa cấp 2 bên ở bé còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như viêm họng, viêm xoang, viêm amidan, viêm VA, viêm thanh quản hay phế quản. 

Ngoài ra các bé bị viêm tai giữa kéo dài khiến bé chậm phát triển về khả năng ngôn ngữ và tư duy.

Điều trị viêm tai giữa cấp độ 2 ở trẻ

Đối với viêm tai giữa cấp 2, bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh với thời gian ít nhất là 7-14 ngày. Mục đích của việc điều trị bằng thuốc là làm thông thoáng đường thở, chống phù nề và tiêu dịch nhầy. 

Tuy nhiên, đôi khi cần phải can thiệp thủ thuật để dẫn lưu dịch trong hòm nhĩ. Các thủ thuật trong chữa trị ngoại khoa bao gồm:

  • Đặt ống thông khí qua màng nhĩ
  • Chích rạch nhằm dẫn lưu dịch ra bên ngoài
  • Nạo cắt VA và amidan tái phát nhiều lần.

Bệnh viêm tai giữa cấp 2 có thể được chữa trị dứt điểm sau 10 – 20 ngày. Tuy nhiên bệnh có khả năng tái phát cao, chính vì vậy bạn cần chú ý các biểu hiện của cơ thể bé và chủ động đưa bé đến bệnh viện trong những trường hợp cần thiết.

Phương pháp phòng ngừa bệnh viêm tai giữa cấp 2 

Sau khi bệnh được điều trị dứt điểm, bạn cần chủ động chăm sóc trẻ đúng cách để phòng ngừa bệnh tái phát. Các biện pháp phòng ngừa bé bị viêm tai giữa chảy mủ:

  • Vệ sinh tai cho trẻ bằng nước muối sinh lý hay dung dịch rửa tai chuyên dụng 2 lần/ tuần. Không nên lấy ráy tai cho trẻ bằng vật nhọn và cứng.
  • Điều trị dứt điểm bệnh lý tai mũi họng khác như viêm amidan, viêm VA, viêm họng, viêm mũi và cảm cúm…
  • Khi bơi lội nên sử dụng nút tai cho trẻ để tránh nước ứ đọng bên trong ống tai giữa và gây tắc vòi nhĩ.
  • Vào thời tiết lạnh, cho bé uống đủ nước và giữ ấm cơ thể.
  • Nâng cao thể trạng và sức đề kháng cho trẻ bằng cách bổ sung các thực phẩm giàu protein như sữa, trứng, thịt, cá,… và các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin như rau xanh, trái cây, nấm,…
  • Hướng dẫn bé cách vệ sinh cơ thể và làm sạch trước – sau khi ăn.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh về đường hô hấp.
  • Đeo khẩu trang khi đưa bé tới những nơi công cộng.
  • Thăm khám định kỳ cho trẻ 6 tháng/ lần để kịp thời phát hiện các bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn.

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm tai giữa cấp 2 mà chúng tôi muốn chia sẻ cho các bậc cha mẹ. Bố mẹ hãy quan tâm đến trẻ nhiều hơn để phát hiện bệnh sớm nhất, giúp bé giảm sự khó chịu cũng như đau đớn. Chúc các bé luôn được khỏe mạnh!

Mọi thắc mắc về tình trạng viêm tai giữa cấp 2 vui lòng liên hệ với đội ngũ bác sĩ của bệnh viện An Việt qua hotline 1900.2838 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.