Viêm tai giữa là tình trạng tai giữa bị nhiễm trùng, thường gặp ở trẻ em. Bên cạnh việc điều trị tại bệnh viện, một chế độ ăn uống thích hợp sẽ giúp cho trẻ nhanh khỏi bệnh và giảm tối đa các nguy cơ xấu có thể xảy ra. Vậy trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì và phải chăm sóc bé như thế nào, các bác sĩ chuyên khoa sẽ giải đáp thông qua bài viết dưới đây.
Mục lục:
Giải đáp trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì?
Viêm tai giữa thường gặp ở trẻ độ tuổi từ 6 tháng đến 2 tuổi. Đây là bệnh tiến triển nhanh, nếu không theo dõi và chữa trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng khả năng nghe của trẻ.
Chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa cần áp dụng chế độ ăn uống khoa học. Bởi vì, thực phẩm là một trong các yếu tố quan trọng giúp bé mau chóng khỏi bệnh và phát triển bình thường.
Nếu bé nhận được một chế độ ăn uống phù hợp, bệnh viêm tai giữa sẽ không tiến triển và sẽ dần tự biến mất nhanh hơn. Ngược lại, nếu bé ăn uống không đúng cách, bệnh sẽ nặng hơn và kéo dài, gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Vậy trẻ viêm tai giữa kiêng ăn gì?
-
Tránh ăn đồ khô, cứng
Khi trẻ bị viêm tai giữa, điều cần thiết mà phụ huynh cần nhớ đó là không nên cho trẻ ăn đồ khô, cứng khiến trẻ phải nhai nhiều và hoạt động nhiều tới bộ xương hàm. Bởi việc nhai nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục loa tai trong tai giữa, làm cho bệnh tình lâu khỏi hơn.
Các loại thực phẩm khô cứng khi trẻ bị viêm tai giữa cần kiêng đó là: Mít sấy, chuối sấy… Ngoài ra, còn có các loại đồ khô khác như: quả chà là gây chóng mặt, nhức đầu ở trẻ, một số đồ vị cam thảo như ô mai vì gây chứng ù tai khiến trẻ khó chịu và bức bối hơn trong việc nghe.
-
Thực phẩm dễ gây dị ứng
Theo các chuyên gia cho biết, những người bị dị ứng thực phẩm sẽ dễ bị viêm tai giữa hơn so với người bình thường. Vì vậy, cần loại bỏ những thực phẩm dễ gây dị ứng ra khỏi chế độ ăn để đảm bảo tình trạng bệnh viêm tai giữa không trở nên nặng hơn.
Trứng, lúa mì, sữa đậu nành… là những loại thực phẩm dễ gây dị ứng, theo đó nếu loại bỏ các thực phẩm này ra khỏi khẩu phần ăn, bệnh lý viêm tai giữa sẽ được cải thiện đáng kể.
-
Nhóm thực phẩm có khả năng gây viêm
Xôi, gạo nếp, bánh chưng và bột nếp… là lời giải đáp cho thắc mắc bé bị viêm tai giữa nên kiêng ăn gì?
Gạo nếp có tính ôn ấm nên khi ăn nhiều cơ thể trẻ sẽ bị nóng, gây kích thích tạo mủ khiến tình trạng bệnh ngày càng xấu đi và phản lại tác dụng của thuốc, phương pháp điều trị.
Đồng thời, trẻ bị viêm tai giữa đang trong tình trạng mưng mủ, tích độc nhiều nên cần tránh xa thức ăn chứa nhiều đạm và thức ăn khó tiêu…
-
Thực phẩm có nhiều đường
Một trong những lưu ý được bác sĩ khuyến cáo với các bậc cha mẹ khi trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì đó là kiêng các món ăn nhiều đường. Khi bé bị viêm tai giữa, nên để bé tránh xa các món bánh ngọt, kẹo, bánh kem hay chè… Dù đó là các món yêu thích của bé thì bố mẹ cũng tuyệt đối không được chiều mà cho bé ăn nếu không muốn tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.
-
Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ
Bé bị viêm tai giữa nên kiêng ăn gì? Đối với những loại thức ăn dầu mỡ, đồ ăn nhanh sẽ rất có hại cho sức khỏe và tình trạng viêm tai của bé lâu hồi phục hơn. Do vậy bố mẹ nên kiêng cho trẻ ăn các món ăn nhanh như gà rán, khoai tây chiên, …
-
Nhóm thực phẩm gây tăng đường huyết
Các sản phẩm từ sữa và thực phẩm chứa nhiều carbohydrate bố mẹ cũng cần tránh xa khi trẻ bị viêm tai giữa.
Mặc dù, đây là nhóm thực phẩm cần thiết trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày nhưng lại gây ra khó chịu cho người bệnh. Bởi bản chất của nhóm thực phẩm này khiến tai sinh ra nhiều chất nhầy hơn, gây tích tụ dịch nhầy làm cản trở khả năng nghe cũng như gây khó chịu cho tai.
Hãy nhớ, lượng carbohydrate sẽ tăng rất nhanh từ các loại đồ ăn không lành mạnh như món ăn vặt, nước ngọt hay khoai tây chiên… Do đó, nếu các mẹ thắc mắc trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì thì nên bổ sung nhóm thực phẩm này vào danh sách cần kiêng khem.
Chăm sóc bé bị viêm tai giữa như thế nào?
Bên cạnh vấn đề trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì, việc chăm sóc khi trẻ bị viêm tai giữa đúng cách cũng giúp cho quá trình điều trị bệnh nhanh chóng.
– Vệ sinh tai, mũi, họng sạch sẽ
Tai – mũi – họng có mối liên quan mật thiết với nhau. Vì thế khi bé bị viêm tai giữa, mẹ cần giữ gìn vệ sinh cho bé ở cả ba bộ phận này.
- Vệ sinh tai: Nếu tai bé bị chảy mủ, mẹ cần làm sạch tai cho trẻ. Dùng bông tăm lau nhẹ nhàng, không lau quá sâu, có thể sẽ khiến tai bị tổn thương.
- Tuyệt đối không được dùng bông nút kín tai để chặn nước mủ mà phải để dịch mủ thoát ra ngoài.
- Vệ sinh mũi: Dùng nước muối sinh lý để rửa mũi cho bé hàng ngày. Nếu trời lạnh cần ngâm ấm nước muối trước khi nhỏ để bé không bị cảm lạnh.
- Vệ sinh họng: Rơ lưỡi và vệ sinh miệng hàng ngày cho trẻ. Với trẻ lớn có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối.
– Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ
Khi bé bị viêm tai giữa, mẹ cần chú ý:
- Cho bé uống thuốc đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý sử dụng các loại thuốc không kê trong đơn.
- Nếu bé bị sốt cần chườm khăn ấm để trẻ mau hạ sốt.
- Cho trẻ mặc quần áo mỏng và nằm nghỉ ở nơi thoáng mát.
- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt, giảm đau khi trẻ nhỏ bị sốt trên 38,5 độ C hoặc tỏ ra khó chịu, đau nhiều.
– Đưa trẻ đến bệnh viện khi thấy các triệu chứng bệnh nặng
Chăm sóc bé bị viêm tai giữa tại nhà cần hết sức lưu ý. Nếu thấy tình trạng bệnh không thuyên giảm hoặc ngày càng nặng hơn cần đưa trẻ đến bệnh viện để khám lại.
Các biểu hiện cần đưa trẻ đi khám bao gồm:
- Bé liên tục kêu đau, mức độ và tần suất đau tăng dần
- Bé sốt cao liên tục và dùng thuốc hạ sốt không đỡ
- Bé tỏ ra khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn và bỏ bú trong thời gian dài
- Bé bị nôn hoặc bị tiêu chảy.
Bài viết trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì để mau chóng khỏi bệnh. Hi vọng sẽ giúp các bậc cha mẹ có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong việc chăm sóc con nhỏ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh viêm tai giữa các mẹ có thể liên hệ trực tiếp chuyên khoa tai mũi họng bệnh viện An Việt để được các bác sĩ tư vấn miễn phí.