Cách chữa viêm tai ngoài cho bà bầu Hiệu Quả & An Toàn

Giai đoạn mang thai là quãng thời gian mẹ bầu phải kiêng kỵ giữ gìn hết sức cẩn thận, đặc biệt là khi có bệnh tật. Trong khi đó, viêm tai ngoài là bệnh về tai rất dễ gặp phải và cần phải được điều trị sớm nhất có thể. Vậy cách chữa viêm tai ngoài cho bà bầu như thế nào vừa hiệu quả vừa an toàn nhất cho em bé?

Nguyên nhân gây viêm tai ngoài ở bà bầu

Bệnh viêm tai ngoài là một bệnh lý tai mũi họng phổ biến và có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, trong đó có cả bà bầu. Đặc biệt do tai ngoài nằm sát ngoài nhất nên thường xuyên bị tấn công.

Cũng tương tự như các đối tượng khác, bà bầu bị viêm tai ngoài do một số nguyên nhân phổ biến như:

  • Nước tích tụ vào tai, ứ đọng, tạo môi trường cho vi khuẩn, virus xâm nhập vào tai ngoài gây bệnh.
  • Ráy tai lâu ngày không được làm sạch gây tắc nghẽn, viêm nhiễm.
  • Do thường xuyên đưa dụng cụ ráy tai, vật lạ vào quá sâu trong tai gây xước, dẫn đến viêm tai.
  • Mầm bệnh một số bệnh như cảm cúm, dị ứng, viêm xoang mũi, viêm amidan,… cũng dẫn đến viêm tai ngoài.

Bệnh viêm tai ngoài ở phụ nữ mang thai có nguy hiểm không?

Tâm lý phụ nữ khi mang thai nhưng không may mắc bệnh là lo lắng, không biết bệnh này có nguy hiểm gì đến sức khoẻ hay không?

Viêm tai ngoài ở bà bầu có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia Tai mũi họng thì bệnh viêm tai ngoài là bệnh phổ biến nhưng không quá nguy hiểm đến sức khoẻ của mẹ. Tuy nhiên nếu điều trị không triệt để hoặc chữa sai cách sẽ khiến bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Khi đó, bệnh sẽ có nhiều triệu chứng phức tạp, khó điều trị hơn, và đặc biệt ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ hơn.

Một số triệu chứng bệnh viêm tai ngoài về lâu dài có thể gặp như:

  • Ảnh hưởng đến thính lực một hoặc hai bên tai, thậm chí mất thính lực tạm thời hoặc vĩnh viễn.
  • Tình trạng viêm nhiễm nặng hơn dẫn đến xuất hiện mủ dịch ứ đọng, chảy ra từ trong tai, có thể không có mùi hoặc mùi hôi tanh khó chịu.
  • Bệnh nặng hơn có thể lây lan sang qua tai giữa thậm chí lan sang các vùng cơ quan khác như nền sọ, dây thần kinh,…
  • Viêm tai ngoài không chữa trị hiệu quả sẽ tạo tiền đề gây nên nhiều bệnh khác đường tai – mũi – họng như cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm VA,…

Bà bầu bị viêm tai ngoài có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Điều mẹ bầu quan tâm và lo lắng nhất chính là không biết khi bị bệnh thì có ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng hay không. 

Mặc dù bệnh này không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khoẻ của mẹ, song nguyên nhân chính gây nên bệnh do vi khuẩn, virus nên cũng ít nhiều gây hại cho bé. 

Đặc biệt, cách chữa viêm tai ngoài phổ biến nhất vẫn là dùng các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, kháng viêm,… Nhưng có nhiều loại thuốc mẹ có bầu không được dùng do ảnh hưởng đến thai nhi.

Có thể kể đến một số thuốc Tây dùng chữa viêm tai ngoài nhưng mẹ bầu không thể dùng như Paracetamol, kháng sinh Augmentin, Cefpodoxim,…

Chính vì thế, khi phụ nữ mang thai mắc bệnh viêm tai ngoài thì cần đến gặp bác sĩ, để nghe ý kiến của bác sĩ và có cách điều trị sao cho phù hợp.

 

  • Bị viêm tai ngoài bao lâu thì khỏi?
  • Viêm tai ngoài có tự khỏi được không, có nguy hiểm không?
  • Viêm tai giữa ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng & Cách chữa

 

 

Các cách chữa viêm tai ngoài cho bà bầu an toàn

Khi bị viêm tai giữa trong thời gian mang thai, mẹ cần hết sức cẩn thận, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc. Dưới đây là một số cách điều trị hiệu quả.

  • Thuốc nhỏ viêm tai ngoài cho bà bầu

Khi bị viêm tai ngoài, mẹ bầu có thể gặp các triệu chứng như đau nhức, sưng đỏ ở tai, có thể bị chảy dịch từ tai. 

Do đó, bạn có thể được bác sĩ kê các loại thuốc nhỏ tai. Sau khi vệ sinh tai sạch sẽ, thấm khô thì dùng tăm bông thấm thuốc nhỏ tai để đưa vào tai.

  • Thuốc Tây kê theo đơn

Theo hệ thống phân loại độ an toàn của các loại thuốc với phụ nữ mang thai có 5 bậc gồm A, B, C, D, X và mức độ ảnh hưởng tăng dần cho thai nhi.

Do đó, khi bị viêm tai ngoài có các triệu chứng nặng, có chảy dịch có mùi, thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc sau khi chắc chắn không ảnh hưởng đến em bé.

Một số loại thuốc kê đơn có thể dùng như amoxicillin, tylenol,… giúp giảm đau sưng và kháng viêm hiệu quả.

Lưu ý tuyệt đối phải tuân thủ ý kiến của bác sĩ khi sử dụng thuốc trong điều trị viêm tai ngoài trong thời gian mang thai.

  • Chữa viêm tai ngoài cho bà bầu bằng giấm

Một trong những cách điều trị đơn giản nhưng an toàn mà bạn có thể sử dụng là rửa và nhỏ tai bằng giấm gạo hoặc giấm táo.

  • Trộn hỗn hợp 1 thìa cafe giấm và 1 thìa cafe nước.
  • Nằm nghiêng, thấm miếng cotton vào hỗn hợp sau đó áp lên phần tai bị viêm trong khoảng 15 phút cho đến khi khô hẳn.

Mỗi ngày bạn nên dùng cách này 2 lần, trong 2 – 3 ngày sẽ có nhiều biến chuyển tích cực.

  • Chườm ấm tai 

Khi bị viêm tai ngoài, mẹ bầu sẽ gặp triệu chứng đau nhức, sưng đỏ ở tai ngoài. Khi bị đau, bạn có thể chườm tai để giảm đau và giảm sưng hiệu quả.

  • Rang ấm 100g muối trên chảo.
  • Dùng khăn vải mỏng, sạch bọc muối.
  • Khi túi muối bớt nóng, áp lên tai bị đau cho đến khi túi muối nguội hẳn.

Bên cạnh sử dụng túi muối, bạn cũng có thể dùng khăn ấm để chườm. Bạn có thể dùng cách này bất cứ khi nào bị đau nhức ở tai hay cảm giác có áp lực trong tai.

  • Dùng dung dịch nhỏ tai 

Phụ nữ có thai có thể sử dụng các dung dịch dùng để nhỏ tai như dầu tỏi, dầu oliu, dầu khoáng. Đây là cách an toàn giúp giảm đau sưng, đào thải dịch tắc nghẽn.

  – Vệ sinh tai sạch sẽ, dùng khăn ấm thấm khô.

  – Nhỏ 2 – 3 giọt dung dịch dầu tỏi, dầu oliu hoặc dầu khoáng vào phần tai bị viêm cho thấm vào tai.

Trên đây là những thông tin và cách chữa viêm tai ngoài cho bà bầu vừa đơn giản, vừa hiệu quả và lại rất an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh viêm tai ngoài nói riêng và cách bệnh về tai mũi họng nói chung. Bạn đọc có thể liên hệ về chuyên khoa tai mũi họng bệnh viện An Việt qua hotline 1900.2838 để được tư vấn cụ thể.