Để góp phần đẩy lùi bệnh viêm tai giữa, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý để nâng cao hiệu quả chữa trị và hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Vậy bệnh viêm tai giữa kiêng ăn gì và viêm tai giữa nên ăn gì là tốt nhất? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thể tự xây dựng được cho bản thân một thực đơn ăn uống hợp lý để hỗ trợ điều trị bệnh viêm tai giữa hiệu quả nhất.
Mục lục:
Bị viêm tai giữa kiêng ăn gì?
Việc kiêng cữ đối với những người bệnh viêm tai giữa vô cùng quan trọng. Người bệnh cần kiêng ăn một số loại thực phẩm để tránh tình trạng bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Sau đây là những thực phẩm mà người bệnh viêm tai giữa nên kiêng:
-
Thực phẩm tăng đường huyết
Tránh sử dụng các loại thực phẩm có khả năng làm tăng đường huyết như: đường, chè hay bánh mì,… Khi ăn các loại thức ăn này, cơ thể sẽ giải phóng nội tiết tố insulin nhiều hơn mức bình thường, làm tăng lượng đường huyết một cách nhanh chóng và cũng hạ đường huyết một cách đột ngột gây ra biểu hiện chóng mặt, ù tai.
-
Thức ăn khô cứng, khó nhai nuốt
Top 1 người bị viêm tai giữa kiêng ăn gì đó là cần hạn chế ăn những loại thực phẩm khô cứng, khó nhai nuốt khiến cho cơ khớp và cơ hàm phải hoạt động liên tục ở cường độ cao. Điều này làm cho khả năng hồi phục của loa tai bị gián đoạn và gây bất lợi cho người bệnh bị viêm tai giữa. Nếu sử dụng những loại thực phẩm này thường xuyên, bệnh viêm tai giữa sẽ lâu khỏi và rất dễ chuyển từ tình trạng cấp tính sang mãn tính.
-
Thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh
Vốn dĩ, các loại thức ăn nhiều dầu mỡ hay thức ăn nhanh luôn không tốt cho sức khỏe của bất cứ người nào. Chính vì vậy, những người bị viêm tai giữa nên tuyệt đối kiêng các loại thức ăn nhanh, đồ uống có cồn, chất kích thích như: bia, rượu, cà phê và thuốc lá,… Những loại thực phẩm này sẽ khiến cho người bệnh bị đau nhức tai hơn và gây nên một số biến chứng phức tạp về tai.
- Thực phẩm ở dạng sấy khô
Những thức ăn ở dạng sấy khô như chuối sấy, chà là, cam thảo,… thường sẽ rất cứng nên dễ gây ra tình trạng tổn thương loa tai. Bên cạnh đó, chà là là một thực phẩm có công dụng giảm đau nhưng ăn quá nhiều sẽ gây choáng cho người bệnh. Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn quá nhiều cam thảo vì trong cam thảo có chứa chất khiến tăng huyết áp, gây hiện tượng ù tai và gây ảnh hưởng đến mạng lưới tuần hoàn vi mạch ở loa tai.
-
Thức ăn cay, nóng
Những loại thức ăn cay, nóng không tốt cho người bệnh muốn chữa trị bệnh viêm tai giữa. Việc sử dụng loại thức ăn này sẽ khiến tai bị ù và không nghe rõ. Đặc biệt, các loại gia vị cay như mù tạt, ớt, tiêu,… sẽ gây đau nhức tai, làm bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
-
Hạn chế thực phẩm chiên xào
Khi đã mắc bệnh, bạn cũng nên tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào. Vì nếu ăn nó sẽ khiến tai của chúng ta trở nên đau và khó chịu hơn nhiều.
- Bệnh viêm tai giữa có lây không?
- Viêm tai giữa có tự khỏi được không? Bác sĩ nói gì về bệnh này?
- Viêm tai giữa ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng & Cách chữa
Viêm tai giữa nên ăn gì là tốt nhất?
Bên cạnh vấn đề viêm tai giữa kiêng gì, viêm tai giữa kiêng ăn gì? Một chế độ dinh dưỡng tốt, khoa học sẽ có lợi cho bệnh nhân bị viêm tai giữa. Các bác sĩ cũng đã khuyến cáo người bệnh nên xây dựng chế độ ăn thích hợp để không làm bệnh tiến triển.
Không chỉ vậy, nó còn giúp bệnh nhanh chóng phục hồi và không gặp khó chịu do bệnh gây ra. Vậy, viêm tai giữa nên ăn gì là tốt nhất?
- Ăn nhiều rau xanh: Khi bị mắc bệnh viêm tai giữa, người bệnh cần cung cấp đủ chất xơ, khoáng chất cho cơ thể. Bằng việc bổ sung nhiều loại rau xanh trong những bữa ăn hằng ngày sẽ có lợi cho bệnh nhân rất nhiều. Các loại rau có lợi như rau dền, rau muống…
- Ăn nhiều thực phẩm có vitamin C: Vitamin C sẽ có nhiều trong cải xoăn, mù tạt xanh, ớt chuông, cam quýt, bưởi, súp lơ và đu đủ… Vitamin C có công dụng giúp vết thương mau lành, phòng chống viêm nhiễm và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Dầu thực vật: Khi bị viêm tai giữa người bệnh nên tránh ăn dầu mỡ động vật, thay vào đó hãy dùng dầu thực phẩm. Bởi trong chúng có sinh tố D, E nên sẽ giúp hạn chế tình trạng viêm xương chũm do viêm tai giữa gây ra.
- Nên ăn nhiều cá biển: Những loại cá biển, rong biển có chứa nhiều iot, khoáng chất sẽ có lợi cho người bệnh viêm tai giữa. Ăn các thực phẩm này hằng ngày sẽ giúp quá trình hồi phục của tai được nhanh chóng hơn.
- Nên ăn các loại thức ăn được chế biến dưới dạng luộc, nấu, thực phẩm mềm. Ăn lạc luộc để giúp tăng cường khoáng tố kẽm. Đó là chất thường thiếu trong cơ thể của người có cơ tạng thuộc nhóm hay chóng mặt.
Hy vọng với những gợi ý trên sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc viêm tai giữa kiêng ăn gì và có thêm những kiến thức hữu ích trong việc chữa trị bệnh viêm tai giữa. Bao giờ cũng vậy, một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp bệnh nhanh chóng khỏi và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Chính vì vậy, bệnh nhân cần chú ý đến vấn đề này, để bảo vệ sức khỏe của bản thân. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh viêm tai giữa bạn có thể liên hệ Bệnh viện An Việt để được các bác sĩ tư vấn miễn phí.