Bệnh viêm tai giữa mạn tính: Triệu chứng & Cách điều trị

Viêm tai giữa là tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng xảy ra ở tai giữa, tình trạng bệnh kéo dài hay tái phát liên tục thì được gọi là viêm tai giữa mạn tính. Bệnh viêm tai giữa mạn tính với nhiều triệu chứng không chỉ khiến người bệnh khó chịu mà còn rất nguy hiểm đến tính mạng nếu không điều trị đúng cách. Vậy điều trị viêm tai giữa mãn tính có khó không, có thể điều trị dứt điểm không và điều trị như thế nào? 

Tìm hiểu bệnh viêm tai giữa mạn tính

Triệu chứng viêm tai giữa mạn tính

Bệnh viêm tai giữa có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.

Viêm tai giữa mạn tính có 3 thể bệnh nặng dần với các triệu chứng như sau:

  • Người bệnh có dịch nhầy, mủ chảy ra từ tai nhầy dính, không nặng mùi và vẫn có thể nghe bình thường.
  • Viêm tai giữa thường có mủ đặc, màu xanh, có mùi, có thể có cholesteatoma gây nhiễm trùng tái phát, rất khó điều trị, đi kèm với triệu chứng đau nhức dữ dội trong tai, nặng đầu, nghe kém dần.
  • Viêm tai giữa giai đoạn mạn tính hồi viêm, nhiễm trùng trong tai nặng hơn, sốt cao, co giật, thính lực kém, đau tai dữ dội, ù tai, hoa mắt,…

Bệnh viêm tai giữa mãn tính có nguy hiểm không?

Không chỉ khiến người bệnh đau đớn, khó chịu với những triệu chứng của bệnh, mà viêm tai giữa giai đoạn mạn tính còn để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.

  • Khiếm thính một phần hoặc khiếm thính hoàn toàn, màng nhĩ bị phồng, xẹp, thủng màng nhĩ vĩnh viễn, phá huỷ cấu trúc của xương con.
  • Nhiễm trùng, viêm nhiễm lan toả vào xương chũm, nền sọ, não, ảnh hưởng và tổn thương hệ thống dây thần kinh, tiền đình, liệt cơ mặt,…
  • Viêm xương chũm, viêm màng não, viêm não, áp xe não, áp xe màng cứng não, tắc tĩnh mạch não… nguy hiểm đến tính mạng.
  • Khi viêm tai giữa có cholesteatoma sẽ gây biến chứng sọ não như nhiễm khuẩn huyết, viêm tắc tĩnh mạch, …

Có thể thấy, khi đã chuyển qua giai đoạn mãn tính với các triệu chứng ngày càng nặng, dai dẳng thì bạn phải có phương pháp điều trị càng sớm càng tốt. Vậy chữa bệnh viêm tai giữa mãn tính như thế nào?

 

  • Viêm tai giữa mãn tính thủng nhĩ phải làm sao?
  • Viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma là gì?
  • Viêm tai giữa ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng & Cách chữa

 

 

Cách điều trị viêm tai giữa mãn tính

Khi đã chuyển qua giai đoạn mãn tính thì các triệu chứng đã nặng và phức tạp hơn hẳn, do đó bạn rất khó để điều trị bằng những cách thông thường như sử dụng thuốc dân gian, thuốc nam,..
Không những thế, bệnh ở giai đoạn này thường kém hoặc không đáp ứng với các phương pháp điều trị nội khoa. 

Do đó, tốt nhất người bệnh nên đến bệnh viện để khám, xét nghiệm từ đó có phác đồ điều trị viêm tai giữa giai đoạn mạn tính tốt và phù hợp nhất với tình trạng mỗi người.

Nguyên tắc điều trị là giải quyết tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng, xử lý dịch mủ, tình trạng mất thính lực và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật, có thể kết hợp cả 2 tuỳ tình trạng.

Thuốc trị viêm tai giữa mãn tính

Trong trường hợp bệnh viêm tai giữa có xuất hiện dịch mủ nhưng xét nghiệm không có cholesteatoma, không viêm xương chũm và chưa có biến chứng gì khác thì trước mắt bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc. 

Thuốc nhỏ tai viêm tai giữa mãn tính

Một số thuốc dùng trong chữa viêm tai giữa giai đoạn mãn tính:

  • Thuốc nhỏ tai, nước muối sinh lý, oxy già để vệ sinh tai. 
  • Thuốc giảm đau như paracetamol, thuốc kháng viêm không chứa steroid như ibuprofen,…
  • Thuốc tiêm tĩnh mạch,…

Khi sử dụng thuốc, đặc biệt là kháng sinh, bạn phải tuân thủ tuyệt đối yêu cầu của bác sĩ. Nếu không sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, trong đó có tình trạng kháng kháng sinh rất nguy hiểm. 

Phẫu thuật viêm tai giữa mãn tính

Hầu hết các trường hợp bệnh nhân bị viêm tai giữa giai đoạn mạn tính đều được chỉ định phẫu thuật. Đặc biệt là với các bệnh nhân có hiện tượng viêm xương chũm, cholesteatoma, biến chứng sọ não, thủng màng nhĩ,… thì đây là cách chữa viêm tai giữa mãn tính tối ưu nhất.

Các phẫu thuật thường được chỉ định trong điều trị bệnh gồm:

  • Phẫu thuật chèn ống thông qua màng nhĩ để dẫn dịch mủ.
  • Phẫu thuật mở thượng nhĩ khi có dịch mủ nhiều ngày.
  • Phẫu thuật mở sào bào thượng nhĩ.
  • Phẫu thuật chỉnh hình, loại bỏ phần viêm ở xương, làm sạch cholesteatoma, tái tạo hệ thống dẫn truyền mới.
  • Phẫu thuật khoét rỗng đá chũm khi xương chũm bị viêm, nhiễm trùng.
  • Nạo VA, phẫu thuật xoang mũi,…

Tóm lại, tuỳ thuộc vào tình trạng cụ thể của mỗi bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị viêm tai giữa nói riêng, có thể sử dụng phương pháp nội khoa, ngoại khoa hoặc kết hợp cả hai. 

Có cách chữa bệnh viêm tai giữa mãn tính dứt điểm hay không?

Giai đoạn mãn tính là do trước đó, khi bệnh còn ở giai đoạn cấp tính nhưng người bệnh chủ quan không chữa, chữa sai cách hoặc chữa không triệt để. Điều này dẫn đến bệnh chỉ thuyên giảm đi các triệu chứng nhưng chưa thực sự giải quyết được nguyên nhân gây bệnh. Do đó bệnh rất dễ bị tái phát nhiều lần, những lần về sau ngày càng kéo dài hơn dẫn đến tình trạng mãn tính. 

Khi bước qua giai đoạn mạn tính, nếu bạn phát hiện và giải quyết tận gốc nguyên nhân gây bệnh thì hoàn toàn có thể chữa dứt điểm bệnh. 

Song nếu chỉ điều trị làm thuyên giảm các triệu chứng tạm thời thì bệnh sẽ lại tái phát về sau. 

Do đó, ngay khi có những dấu hiệu của bệnh, bạn phải đến ngay bệnh viện để khám, tìm chính xác nguyên nhân, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời và đúng đắn. 

Cách chăm sóc viêm tai giữa mãn tính tại nhà

Quá trình chăm sóc trước, trong và sau điều trị bệnh rất quan trọng, quyết định đến thành công của phương pháp điều trị, cũng như thời gian điều trị. Một chế độ chăm sóc bệnh nhân tốt sẽ giúp bệnh nhanh khỏi, dứt điểm không bị tái phát về sau.

Bạn đọc cần chú ý những lưu ý dưới đây khi chăm sóc bệnh nhân:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn về sử dụng các loại thuốc nhỏ tai y tế.
  • Dùng nước muối sinh lý, oxy già để vệ sinh tai sạch sẽ, thấm khô tai. 
  • Thường xuyên vệ sinh tai sạch sẽ, lau khô tai ngay sau khi tắm rửa, tiếp xúc với môi trường nước,…
  • Trong quá trình đang điều trị nên hạn chế đưa các vật dụng vào tai như bông tăm, dụng cụ ngoáy tai,… 
  • Bổ sung hoa quả, rau xanh, hạn chế sử dụng đồ cay nóng, dầu mỡ, chất kích thích,….
  • Nghỉ ngơi hợp lý, uống nhiều nước, thư giãn,…

Trên đây là những thông tin về cách điều trị viêm tai giữa mạn tính cũng như các thông tin bạn nên biết. Bệnh viêm tai giữa giai đoạn mạn tính khá nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong với nhiều biến chứng nặng nề. Ngay khi có những dấu hiệu bất thường, bạn hãy đến ngay bệnh viện đa khoa An Việt để khám và điều trị kịp thời.